Diễn đàn Trường THPT số 2 Đức Phổ
Chào Mừng bạn đã ghé thăm diễn đàn ĐP2
Hãy đăng ký thành viên để sử dụng tất cả tiện ích của Forum
Diễn đàn Trường THPT số 2 Đức Phổ
Chào Mừng bạn đã ghé thăm diễn đàn ĐP2
Hãy đăng ký thành viên để sử dụng tất cả tiện ích của Forum
Diễn đàn Trường THPT số 2 Đức Phổ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn Trường THPT số 2 Đức Phổ

Chào mừng bạn đến với diễn đàn trường đức phổ 2
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Lễ Trao Học Bổng Dean's List 2024 của Trường Đào tạo Quốc tế
Phân phối Tài nguyên Tối ưu cho các Hệ thống Truyền thông tin UAV I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:52 pm

» Khai mạc Chương trình P2A Hybrid Mobility in Business & Entrepreneurship and Technology & Intelligence 2024
Phân phối Tài nguyên Tối ưu cho các Hệ thống Truyền thông tin UAV I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:51 pm

» Ngành Bác sĩ Đa khoa, Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt ở DTU với Cơ hội Thực tập Lâm sàng với Người bệnh
Phân phối Tài nguyên Tối ưu cho các Hệ thống Truyền thông tin UAV I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:51 pm

» Khối ngành Kinh tế - Quản trị ĐH Duy Tân với xếp hạng Top 500+ Thế giới
Phân phối Tài nguyên Tối ưu cho các Hệ thống Truyền thông tin UAV I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:50 pm

» Sinh viên Duy Tân hào hứng với Cuộc thi “Thiết kế mạch CDIO 2024”
Phân phối Tài nguyên Tối ưu cho các Hệ thống Truyền thông tin UAV I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:49 pm

» Lễ phát động cuộc thi “DTU Startup 2024” và Talkshow “Khởi nghiệp sớm, thách thức hay cơ hội”
Phân phối Tài nguyên Tối ưu cho các Hệ thống Truyền thông tin UAV I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:48 pm

» Sinh viên Duy Tân giành giải Đồng tại Cuộc thi “Hùng biện tiếng Hàn Gyeongsangbuk-do năm 2024”
Phân phối Tài nguyên Tối ưu cho các Hệ thống Truyền thông tin UAV I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:47 pm

» Sinh viên ĐH Duy Tân xuất sắc giành giải Ba Bolero tại Cuộc thi 'Tình ca Việt Nam 2024'
Phân phối Tài nguyên Tối ưu cho các Hệ thống Truyền thông tin UAV I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:46 pm

» Lễ Ký kết Hợp tác giữa Đại học Duy Tân và Công ty TNHH Chứng khoán Yuanta Việt Nam
Phân phối Tài nguyên Tối ưu cho các Hệ thống Truyền thông tin UAV I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:41 pm

» TS.KTS Lê Vĩnh An với sự nghiệp bảo tồn, phục hồi di sản kiến trúc Việt
Phân phối Tài nguyên Tối ưu cho các Hệ thống Truyền thông tin UAV I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:40 pm

» Kình ngư ĐH Duy Tân phá kỷ lục quốc gia, giành 2 huy chương Vàng tại Giải Bơi 2024
Phân phối Tài nguyên Tối ưu cho các Hệ thống Truyền thông tin UAV I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:39 pm

» Đà Nẵng tổ chức khai mạc kỳ thi Olympic Toán học toàn quốc lần thứ 30
Phân phối Tài nguyên Tối ưu cho các Hệ thống Truyền thông tin UAV I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:39 pm

» Thí sinh Olympic Toán học toàn quốc đạt kỷ lục trong hơn 30 năm
Phân phối Tài nguyên Tối ưu cho các Hệ thống Truyền thông tin UAV I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:38 pm

» Thí sinh tham gia Olympic toán học toàn quốc cao kỷ lục
Phân phối Tài nguyên Tối ưu cho các Hệ thống Truyền thông tin UAV I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:37 pm

» Kỳ thi Olympic toán học toàn quốc: Số thí sinh tham gia đạt kỷ lục
Phân phối Tài nguyên Tối ưu cho các Hệ thống Truyền thông tin UAV I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:37 pm

» Ngành Dược sĩ và Công nghệ sinh học ở DTU
Phân phối Tài nguyên Tối ưu cho các Hệ thống Truyền thông tin UAV I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:36 pm

» Duy Tân là Đại học đầu tiên của Việt Nam “nhập khẩu” máy Scan iTero 5D Plus đào tạo ngành Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt
Phân phối Tài nguyên Tối ưu cho các Hệ thống Truyền thông tin UAV I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:31 pm

» Niềm say mê và kiến thức Toán học sẽ là lợi thế trong cuộc sống
Phân phối Tài nguyên Tối ưu cho các Hệ thống Truyền thông tin UAV I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:30 pm

» 11 thí sinh đạt giải đặc biệt thi Olympic toán học
Phân phối Tài nguyên Tối ưu cho các Hệ thống Truyền thông tin UAV I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:29 pm

» Các đại học của Việt Nam trên bảng xếp hạng SCImago 2024
Phân phối Tài nguyên Tối ưu cho các Hệ thống Truyền thông tin UAV I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:29 pm

» Sinh viên Duy Tân giành nhiều Giải thưởng tại Olympic Toán học Sinh viên và Học sinh lần thứ 30
Phân phối Tài nguyên Tối ưu cho các Hệ thống Truyền thông tin UAV I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:28 pm

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Diễn Đàn
Affiliates
free forum


 

 Phân phối Tài nguyên Tối ưu cho các Hệ thống Truyền thông tin UAV

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
minhuyen0301
Thành Viên Kim Cương
Thành Viên Kim Cương



Tổng số bài gửi : 2620
Reputation : 1
Join date : 29/06/2015

Phân phối Tài nguyên Tối ưu cho các Hệ thống Truyền thông tin UAV Empty
Bài gửiTiêu đề: Phân phối Tài nguyên Tối ưu cho các Hệ thống Truyền thông tin UAV   Phân phối Tài nguyên Tối ưu cho các Hệ thống Truyền thông tin UAV I_icon_minitimeWed Sep 26, 2018 9:33 am

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Queen's Belfast (QUB) và Đại học Duy Tân (DTU) đã hợp tác trong một dự án nhằm cải thiện hệ thống thông tin liên lạc bằng các phương tiện bay không người lái (UAV). Nghiên cứu của họ đã từng được trao giải thưởng Newton 2017, nhận được 200.000 bảng Anh bởi chính phủ Anh để phát triển một hệ thống truyền thông tin mới có thể hoạt động trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt và tại những thời điểm xảy ra thiên tai.
Phân phối Tài nguyên Tối ưu cho các Hệ thống Truyền thông tin UAV Newtonmc1
Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam,Giles Lever (bìa phải) và Thứ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ Trần Quốc Khánh trao Giải Newton Prize 2017 cho TS. Dương Quang Trung (thứ 2 từ phải sang) và TS. Võ Nguyên Sơn - ĐH Duy Tân (thứ 2 từ trái sang)

Từ năm 2015 đến năm 2017, cũng nhóm các nhà nghiên cứu này đã triển khai dự án "Xây dựng nền tảng cho sự phát triển bền vững của xã hội cho các thành phố tương lai" do quỹ Newton tài trợ và được quản lý bởi Hội đồng Anh. Dự án nhằm mục đích tận dụng công nghệ không dây và cơ sở hạ tầng hiện đại để đáp ứng yêu cầu kết nối thông tin liên lạc trong bối cảnh thiên tai ở Việt Nam.

"Sau khi hoàn tất tốt dự án vào tháng 4 năm 2017, chúng tôi được mời gửi kết quả và kế hoạch tương lai của dự án cho giải thưởng Newton Prize 2017", GS Dương Quang Trung, chủ nhiệm dự án nghiên cứu cho biết. "Trong số khoảng 200 dự án của Quỹ Newton tham gia, dự án của chúng tôi đã được chọn trong số 5 dự án được nhận giải thưởng. Chúng tôi tự hào đã nhận được giải thưởng Newton 2017 và tiếp tục phát triển dự án của chúng tôi cho các bước tiếp theo bằng cách sử dụng các phương tiện bay không người lái (UAV) để truyền thông tin trong quản lý thiên tai."

Trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt hoặc trong thảm họa thiên tai, công nghệ có thể tạo ra sự khác biệt lớn, giúp cứu sống và hỗ trợ cho những người sống trong những khu vực bị ảnh hưởng của thiên tai. UAV có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc này, bởi chúng có thể tiếp cận các nhóm người bị ảnh hưởng và cung cấp các nguồn tài nguyên cần thiết.

Trong nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí IEEE Truyền thông không dây (Wireless Communications Letter) và được xuất bản tạm thời trên arXiv trước đó, các nhà nghiên cứu của QUB và DTU đã phát triển một thuật toán phân phối tài nguyên thời gian thực nhằm tối đa hiệu suất năng lượng cho các hệ thống truyền thông sử dụng UAV. Thuật toán của họ hoạt động bằng cách kết hợp tối ưu hóa thời gian thu thập năng lượng và điều khiển công suất cho truyền thông giữa các thiết bị đầu cuối (device-to-device) và UAV.

"Tối ưu hóa là trung tâm của rất nhiều vấn đề liên quan đến việc ra quyết định, trong kỹ thuật, kinh tế hay xã hội," - GS Trung giải thích. "Trong truyền thông không dây, các kỹ thuật tối ưu hóa thường được sử dụng để chọn hoặc cập nhật các thông số của hệ thống để tối ưu hóa hiệu suất mạng truyền thông tin. Tuy nhiên, các thuật toán tối ưu hóa này thường giải quyết các vấn đề tối ưu hóa theo phút hoặc giờ."

Triển khai các phương pháp tối ưu hóa lồi truyền thống vẫn còn tốn kém và việc thực thi chúng có thể tốn rất nhiều thời gian. Điều này đòi hỏi sự phát triển của các phương pháp mới, có thể đặc biệt có lợi khi áp dụng vào những thời điểm khẩn cấp hoặc xảy ra thảm họa thiên tai.

"Truyền thông trong điều kiện khó khăn để hỗ trợ quản lý thiên tai như cứu hỏa, cứu hộ và dịch vụ y tế khẩn cấp, thời gian là một yếu tố quan trọng (ví dụ: với độ trễ tối thiểu từ mili giây đến vài giây)", GS Trung cho biết. "Sự nghiêm ngặt về thời gian xử lý là yêu cầu quan trọng nhất đối với các tình huống như thế, đặc biệt là trong môi trường thay đổi liên tục."

Để phát triển các công cụ có thể thực sự tạo sự khác biệt cho các tình huống khẩn cấp, các nhà nghiên cứu nên tìm cách để giảm thời gian xử lý và độ phức tạp tính toán của các vấn đề tối ưu hóa. Thuật toán phân bổ tài nguyên thời gian thực được phát triển bởi GS Trung và các đồng nghiệp thực hiện chính xác điều này, giảm thời gian xử lý hệ thống xuống đến mili giây.

Thuật toán của họ có thể được tích hợp trong các UAV, có thể giúp ích rất nhiều trong các trường hợp mạng bị tắc nghẽn, các tòa nhà đã bị phá hủy và thiếu nguồn cung cấp. Trong những trường hợp này, UAV sẽ được vận hành phía trên khu vực bị ảnh hưởng để có thể hỗ trợ phát tín hiệu ứng cứu đầu tiên cũng như đánh giá tình hình môi trường càng nhanh càng tốt.

Phân phối Tài nguyên Tối ưu cho các Hệ thống Truyền thông tin UAV Newtonmc2
Hệ thống truyền thông tin giữa các UAV thời gian thực trong thiên tai

"Giới hạn của các UAV nằm ở pin để hoạt động, do vậy, để duy trì hoạt động của UAV lâu hơn, tài nguyên của chúng (bao gồm pin, băng thông, vv) phải được tối ưu", GS Dương giải thích. "Điều này rất quan trọng để tiến hành thành công các nhiệm vụ tìm kiếm và cứu nạn trong 72 giờ đầu của thảm họa, ví dụ xem xét các UAV thương mại hiện nay chỉ có thể duy trì hoạt động trong khoảng 20 phút. Do đó, tối đa hóa thời gian hoạt động của các UAV trong mạng truyền thông tin là rất quan trọng đối với các ứng dụng như vậy."

Trong và sau thiên tai, cơ sở hạ tầng viễn thông thường xuyên bị gián đoạn dẫn đến khó khăn cho những người ứng cứu khẩn cấp và các đội di tản hoàn thành nhiệm vụ. Bằng cách giảm thời gian xử lý thông tin trong truyền thông tin của các UAV xuống còn mili giây, thuật toán phân bổ tài nguyên tối ưu cho UAV được phát triển bởi GS Trung và các đồng nghiệp có thể giúp cứu sống và hỗ trợ kịp thời cho những người sống sót.

"Trong thiên tai, việc giữ kết nối truyền thông tin là nhiệm vụ tiên quyết," GS Trung cho biết. “Việc hạn chế truyền thông trong các khu vực ở xa và điều kiện không đảm bảo cho truyền thông tin ở các nước đang phát triển có thể là những tác động bất lợi. Chúng tôi tin rằng nghiên cứu của chúng tôi về tối ưu hóa thời gian thực trong truyền thông UAV là nỗ lực đầu tiên trong lĩnh vực này để giải quyết các hạn chế về mặt thời gian của UAV, điều này sẽ đóng một vai trò quan trọng trong các tình huống thảm họa."

Hiện tại, nhóm nghiên cứu đang thực hiện dự án quỹ Newton này gồm có 3 Nghiên cứu sinh và 4 Tiến Sĩ. Các nhà nghiên cứu này sẽ tiếp tục làm việc nỗ lực cho mục tiêu của họ, tập trung vào nhiều khía cạnh lý thuyết và thực tế hơn nữa.

"Bước tiếp theo của chúng tôi là khai thác các công nghệ tiên tiến, (ví dụ: phân phối và tính toán song song) và tích hợp việc học máy (machine learning) vào bối cảnh tối ưu hóa theo thời gian thực, để tăng hiệu suất thời gian xử lý", GS Trung cho biết. "Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục phổ biến các nghiên cứu của chúng tôi thông qua các tạp chí khoa học có uy tín cao, cũng như tại các hội nghị và các đối tác trong công nghiệp."

(Nguồn:https://www.tienphong.vn/giao-duc/phan-phoi-tai-nguyen-toi-uu-cho-cac-he-thong-truyen-thong-tin-uav-1325283.tpo
Về Đầu Trang Go down
honghanhphan
Thành Viên Pha lê
Thành Viên Pha lê



Tổng số bài gửi : 1068
Reputation : 1
Join date : 26/06/2016

Phân phối Tài nguyên Tối ưu cho các Hệ thống Truyền thông tin UAV Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phân phối Tài nguyên Tối ưu cho các Hệ thống Truyền thông tin UAV   Phân phối Tài nguyên Tối ưu cho các Hệ thống Truyền thông tin UAV I_icon_minitimeThu Sep 27, 2018 10:38 pm

Bầu chọn vùng đất đáng để đi du học, tặng một phiếu cho Đài Loan
Đứng từ xa nhìn về Đài Loan với mong muốn đi du học, ắt hẳn sẽ có nhiều điều khiến bạn lo lắng.
Đó là khu vực có động đất, khác biệt ngôn ngữ, chưa kể đến câu nói “Đã trụ được ở Đài Loan thì sẽ có đủ tự tin để làm việc bất kỳ nơi đâu!” của rất nhiều người khi nhắc đến sự nghiêm túc cùng tinh thần trách nhiệm cao khi học tập và làm việc ở nơi đây. Nhưng khi đến Đài Loan, mọi điều được hóa giải. Mảnh đất xinh đẹp với khí hậu hài hòa, có nhiều điểm đến hấp dẫn, có nhiều trường đại học danh tiếng, người dân thân thiện mến khách hòa trong một nhịp sống giao thương sôi động, Đài Loan đang thu hút một lượng lớn cư dân khắp thế giới đến du học và làm việc. Sau một năm học Thạc sĩ tại Đại học (ĐH) Y khoa Trung Hoa (China Medical University, CMU), Đài Loan, giảng viên Khoa Điều dưỡng của ĐH Duy Tân - Trương Thị Bé Em đã chia sẻ những trải nghiệm tuyệt vời trên mảnh đất này.
Học ở trường danh giá
Trường ĐH Y khoa Trung Hoa, nơi giảng viên Bé Em học Thạc sĩ nằm ở trung tâm TP.Đài Trung. Đây là trường y khoa danh tiếng với lịch sử 60 năm thành lập. Hiện tại, ĐH Y khoa Trung Hoa đang phát triển mạnh, mang đẳng cấp quốc tế. Theo Times Higher Education World University Rankings năm 2016-2017, ĐH Y khoa Trung Hoa xếp vị thứ 6 trong các trường ĐH tốt nhất Đài Loan. Trường được quốc tế ghi nhận với các xếp hạng cao. Trong đó, Academic Ranking of World Universities 2016 công bố ĐH Y khoa Trung Hoa nằm trong top 151 - 200 trường ĐH hàng đầu thế giới và xếp hạng 133 trong lĩnh vực Y Dược lâm sàng. Trường đứng vị thứ 46 ở châu Á theo báo cáo của The Asia University Rankings 2016.
Phân phối Tài nguyên Tối ưu cho các Hệ thống Truyền thông tin UAV Duhoc_kwud
Giảng viên Bé Em (thứ 3 từ trái sang - ảnh trên, thứ 3 từ phải qua - ảnh dưới) tham dự Lễ Tốt nghiệp nhận bằng Thạc sĩ của 2 giảng viên ĐH Duy Tân là Phạm Thị Ngọc An cùng Nguyễn Thị Huyền Trang
Ngày đầu tới Đài Loan du học, giảng viên Bé Em không tránh khỏi nhiều lo lắng:“Dù đã chuẩn bị tinh thần nhưng tôi vẫn không thể giao tiếp được với người bản địa bởi họ không sử dụng tiếng Anh. Những mẫu câu tiếng Trung được học thuộc lòng như: “xin chào”, “tôi thích cái này”, “cái này bao nhiêu tiền?”, “cảm ơn”… trở thành phao cứu sinh trong những ngày đầu bỡ ngỡ. Khi đến Trường ĐH Y khoa Trung Hoa thì chúng tôi hoàn toàn yên tâm. Tại trường, chúng tôi được gia nhập vào Hội Sinh viên người Việt. Chỉ cần mở lời xin giúp đỡ, mọi khó khăn của chúng tôi đều được Hội giải quyết một cách thấu đáo. Hơn nữa, người Việt làm ăn sinh sống tại Đài Loan rất nhiều. Việc hòa nhập ở nơi đây đã không còn quá khó khăn.
Đặc biệt, chương trình Thạc sĩ tại ĐH Y khoa Trung Hoa được giảng dạy bằng tiếng Anh, nên chúng tôi đã sử dụng tiếng Anh rất tốt cho các buổi thuyết trình, thảo luận, cùng những hoạt động ngoại khóa thú vị trong suốt quá trình làm Thạc sĩ. Được học tập ở Khoa Điều dưỡng tại ĐH Y khoa Trung Hoa với chúng tôi là một trải nghiệm rất tuyệt vời. Khoa Điều dưỡng đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của trường, đào tạo nhiều thế hệ điều dưỡng viên phục vụ hệ thống chăm sóc sức khỏe trong, ngoài nước. Giảng dạy tại khoa là các giáo sư, phó giáo sư trong lĩnh vực Điều dưỡng, đã từng học tập và nghiên cứu tại Anh, Mỹ,… Khoa đẩy mạnh đào tạo bậc tiến sĩ, thạc sĩ nhằm mục đích xây dựng các chuyên gia điều dưỡng viên giỏi về lý thuyết, lâm sàng và nghiên cứu khoa học. Được tiếp xúc với nhiều những giáo sư giàu kinh nghiệm và tận tâm, chúng tôi như được tiếp thêm nguồn động lực vô cùng lớn lao trên bước đường nghiên cứu khoa học.
Học tại Trường ĐH Y khoa Trung Hoa, chúng tôi được học tập trong một hệ thống giảng đường, phòng lab hiện đại. Thư viện của trường như là một thiên đường sách với phòng đọc rộng rãi, tiện nghi. Bên cạnh đó, bệnh viện trường thực sự rất quy mô, tiên tiến hơn cả sức tưởng tượng của chúng tôi. Bệnh viện có hơn 5.000 giường bệnh đã trở thành hệ thống chăm sóc sức khỏe lớn thứ 2 Đài Loan. Và cũng chính vì thế mà các sinh viên, điều dưỡng viên cũng như các bác sĩ luôn khá hài lòng khi thực tập và làm việc tại bệnh viện trường”.
Muôn sắc văn hóa và ẩm thực xứ “Đài”
Là một người trẻ, nhiệt huyết, yêu cuộc sống, giảng viên Bé Em cùng rất nhiều giảng viên ĐH Duy Tân đang học Thạc sĩ tại Đài Loan không muốn bó hẹp cuộc sống chỉ trong khuôn viên nhà trường. Các giảng viên đã tham gia các khóa tiếng Trung miễn phí có sự giảng dạy của những thầy cô giáo bản địa và cả người Việt Nam. “Từ những nét chữ còn nguệch ngoạc, chúng tôi tiến bộ mỗi ngày và có được sự hòa nhập với cuộc sống của người dân nơi đây. Ở Khoa Điều dưỡng hay ở lớp học tiếng Trung, chúng tôi luôn học tập và giao lưu cùng các sinh viên quốc tế khác, thuộc đủ các sắc tộc khác nhau, có được cơ hội để nhìn rộng ra thế giới.

Phân phối Tài nguyên Tối ưu cho các Hệ thống Truyền thông tin UAV Duhoc1_bbdc
Giảng viên Bé Em nhận giấy chứng nhận hoàn thành khóa học tiếng Trung (ảnh trên) và leo núi cùng các anh chị trong Hội Sinh viên VN (ảnh dưới)
Là một quốc đảo xinh đẹp ở vùng Đông Á, Đài Loan mang đến cho du khách sự bất ngờ với những thành phố hiện đại với vô vàn các dịch vụ, cửa hàng tiện lợi phát triển bên những phố cổ mang đậm văn hóa truyền thống và lãng mạn thường thấy trên phim ảnh, như phố cổ Thập Phần, Cửu Phần. Khi khám phá Đài Loan, không thể bỏ qua những địa danh với thiên nhiên hùng vĩ như Vườn Quốc gia A Lý Sơn, Hồ Nhật Nguyệt, Công viên Quốc gia Taroko,… hay Viện Bảo tàng Cố Cung - một trong những bảo tàng lớn nhất trên thế giới để ngắm các hiện vật hoàng gia và các tác phẩm nghệ thuật. Nơi đây cũng là điểm đến hấp dẫn du khách bởi văn hóa ẩm thực phong phú.
Sống tại Đài Loan, chúng tôi mới cảm nhận được rõ cái hay trong văn hóa và đức tính của con người nơi đây. Họ lịch thiệp, tử tế và thân thiện. TP.Đài Trung, nơi chúng tôi sống hiền hòa. Ở Đài Loan, việc đi lại cực kỳ thuận tiện, chúng ta có thể đi khắp nơi bằng những phương tiện công cộng như xe buýt, tàu điện ngầm, tàu cao tốc, tàu hỏa và thú vị nhất là xe đạp công cộng.
Sống ở đây, chỉ cần có trong tay chiếc thẻ ‘easy card’ là có thể thanh toán mua sắm, sử dụng tất cả những phương tiện, dịch vụ công cộng. Thế đó, vùng đất nhỏ bé này luôn có những điều dễ thương, dễ nhớ đến lạ lùng”.
Nặng lòng với quê hương
“Từ lúc bắt đầu qua đây học, chúng tôi biết rằng mình nợ quê hương, nợ ba mẹ, nợ ngôi trường ĐH Duy Tân rất nhiều. Từ quá trình hợp tác giữa ĐH Duy Tân với các trường ĐH tại Đài Loan, trong đó có ĐH Y khoa Trung Hoa, đã mang đến cho chúng tôi cơ hội được tích lũy kiến thức trong môi trường đào tạo chất lượng quốc tế, được khám phá thế giới và được tự hoàn thiện bản thân. Chúng tôi muốn gửi một lời cảm ơn sâu sắc vì sự giúp đỡ và kỳ vọng lớn lao của mọi người. Nếu như được bầu chọn mảnh đất đáng để du học thì chắc chắn chúng tôi, sẽ tặng cho Đài Loan một phiếu. Nơi đây, chúng tôi được trải nghiệm những điều mắt thấy tai nghe, để nhận ra mình cần nỗ lực học hỏi nhiều hơn nữa. Như lời giáo sư của chúng tôi đã nói, tấm bằng Thạc sĩ không phải là đích đến, đó chỉ là điểm khởi đầu cho những cố gắng tiếp theo trên chặng đường chinh phục tri thức. Chúng tôi cần phải làm việc chăm chỉ hơn, nghiêm túc hơn và sáng tạo hơn để sau này có thể đóng góp trí lực, làm giàu cho đất nước”.

Để nâng cao chất lượng đào tạo tại trường, ĐH Duy Tân đã hợp tác với nhiều trường ĐH có các chương trình đào tạo Y Dược quy mô nhất của Mỹ, Đài Loan,… để đưa giảng viên, sinh viên sang học tập nhằm nâng cao kiến thức và tay nghề. Trong quá trình hợp tác với ĐH Duy Tân, ĐH Y khoa Trung Hoa đã cấp Học bổng toàn phần cho 6 giảng viên Khoa Điều dưỡng của ĐH Duy Tân sang học chương trình Thạc sĩ Điều dưỡng tại trường. Trong đó, năm 2016 có 2 giảng viên là Phạm Thị Ngọc An cùng Nguyễn Thị Huyền Trang (đã tốt nghiệp Thạc sĩ trở về ĐH Duy Tân giảng dạy) và năm 2017 có 4 giảng viên gồm Tô Thị Liên, Trương Thị Bé Em, Lê Thị Phượng, Phạm Thị Huệ, đang học năm thứ 2 chương trình Cao học tại ĐH Y khoa Trung Hoa.
Các bạn có thể xem thêm thông tin về đào tạo Điều dưỡng của ĐH Duy Tân tại đây: Khoa Điều dưỡng.
https://thanhnien.vn/giao-duc/bau-chon-vung-dat-dang-de-di-du-hoc-tang-mot-phieu-cho-dai-loan-1003334.html
Về Đầu Trang Go down
 
Phân phối Tài nguyên Tối ưu cho các Hệ thống Truyền thông tin UAV
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn Trường THPT số 2 Đức Phổ :: Bộ Môn Khoa Học Tự Nhiên Xã Hội-
Chuyển đến